Ticker

6/recent/ticker-posts

Cơ cấu đẳng cấp của xã hội Việt Nam

     Quan hệ đẳng cấp ở Việt Nam rất phức tạp.

     Theo địa vị xã hội, thời phong kiến ở Việt Nam có 2 đẳng cấp quý tộc: quan liêu và bình dân. Theo tiêu chí nghề nghiệp, xã hội được phân định thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương.

     Theo tập quán làng xã, xã hội có 2 đẳng cấp chính cư và ngụ cư; quan viên và dân hàng xã. Dù cơ cấu đăng câp được phân định theo các tiêu chí khác nhau song quan hệ giữa các đẳng cấp khá nổi trội, thân phận, địa vị của các đẳng cấp được phân biệt khá rõ. Theo tập quán làng xã, chi dân chính cư mới có các quyền tham dự việc làng như tế lễ, hội họp, ăn khao, bầu bộ máy quản lí làng xã… được ưu tiên chia ruộng quân điền. Dân ngụ cư là người không có hộ tịch tại xã, do vậy không có quyền hạn như chính cư, ruộng quân điền có thể được cấp nhưng phải cấp sau chính cư và là ruộng xấu hoặc ngoài đê.

Cơ cấu đẳng cấp của xã hội Việt Nam

      Theo tiêu chí địa vị xã hội, quý tộc quan liêu là đẳng cấp cách biệt hoàn toàn với bình dân. Nắm những cưong vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước, được phong tước phẩm, ban cấp đất đai, được pháp luật và lễ nghi bảo vệ là đậc quyền của đăng cấp quý tộc, quan liêu. Ngược lại, bình dân là đẳng cấp tập hợp chủ vếu những người lao động, thợ thủ công, thương nhân, nông dân, với thân phận thấp kém họ vừa bị bóc lột sức lao động vừa bị khinh rẻ.

     Mức độ nổi trội trong quan hệ giai cấp và đẳng cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam khác nhau song cả quan hệ giai cấp và đẳng cấp đều là các quan hệ mở. Ranh giới giữa các giai cấp và đẳng cấp không phải là đường biên mà chỉ là vùng biên. Do chế độ sở hữu tư nhân nhỏ và vừa là chủ yếu, do sự thay đổi triều đại và chính sách của nhà nước; sự chuyển hoá địa vị và đẳng cấp diễn ra khá thường xuyên và nhanh chóng thậm chí ngay trong một đời người.

     Cơ cấu, quan hệ giai cấp, đẳng cấp có nhiều điểm đặc biệt đã tác động lớn tới nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam:

- Góp phần xác lập nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế.

- Buộc nhà nước phải ban hành nhiều chính sách phát huy thế mạnh đồng thời kiềm chế những tác động tiêu cực của quan hệ giai cấp, đẳng cấp tới đời sống nhà nước và pháp luật.

- Tạo nên bản chất củanhà nước và pháp luật không quá sâu sắc về tính giai cấp nhưng có phần nổi trội về tính xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nha nuoc van lang, nước âu lạc

Post a Comment

0 Comments