Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ đầu Công nguyên và trong suốt thời kì Bắc thuộc. Dưới thời Lý – Trần, cùng với Phật giáo, Nho giáo đã góp phần hình thành đường lối cai trị “thân dân” của hai triều đại này. Đến thời Hậu Lê, Nho giáo giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính trị – pháp lí chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ đó, những nội dung và quan điểm chính trị – pháp lí cơ bản của Nho giáo trở thành khuôn vàng thước ngọc để giai cấp phong kiến xây dựng các thiết chế chính trị và luật pháp.
Nội dung cơ bản của Nho giáo
Nho giáo là học thuyết chính trị – đạo đức Nội dung cơ bản vềđạo đức của Nho giáo trong hom 2000 năm phát triển là Ngũ luân và Ngũ thường (luân thường). Trên ba cấp độ quốc gia, gia đình, xã hội Nho giáo đề cao Ngũ luân (vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn) và dùng thuyết âm dương để xác lập trật tự trên dưới giữa các chủ thể trong các quan hệ đó. Ngũ luân là quan trọng nhất trong đạo đức Nho giáo và trung hiếu là hai đức hàng đầu trong ngũ luân.
Ngũ thường là năm đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và đức Nhân được coi là gốc của Ngũ thường. Luân thường là cái mà trời phú cho người được gọi là tính, noi theo tính là đạo. Đạo người là đạo luân thường. Theo Nho gia, tuy trời phú cho con người bản tính thiện nhưng nếu không tu dưỡng, trau dồi thì tính thiện (luân thường) sẽ mai một, sẽ rởi xa cái tâm của con người và con người sẽ làm trái đạo luân thường. Đó là nguồn gốc làm đạo nhà suy vi, xã hội rôi loạn, trật tự nhà nước sụp đổ.
Vì vậy, Nho giáo rất chú trọng tới việc tu thân theo đạo luân thường và coi đó là gốc của chính trị. Tu thân là để tề gia, để thiêt lập trật tự gia đình gia trưởng phong kiến làm cơ sở cho đạo trị quốc và là tiền đề cho trật tự xã hội. Như vậy, đạo đức Nho giáo đã xác lập chế độ tông pháp gia trưởng làm cơ sở cho chế độ quân chủ chuyên chế.
Quan điểm chính trị – pháp lí cơ bản của Nho giáo
Trước hết, quan điểm Thiên mệnh của Nho giáo cho rằng Trời là đấng hoá công sinh ra muôn vật, sinh ra dân: “Trời giúp kẻ hạ dân, dựng ra vua”.Trời chọn người thông minh và có đức để trao cho mệnh trời, thay trời trị dân. Người đó thường được gọi là Thiên tử. Quan điểm thiên mệnh đã thần bí hoá vương vị và vương quyền, đặt cơ sở cho sự kết hợp vương quyền với thần quyền. Đồng thời, quan điểm thiên mệnh cũng đặt ra cho nhà vua trách nhiệm rất lớn trước dân chúng. Nhận mệnh trời, nhà vua phải kính trởi, kính trời thì phải yêu dân vì “trởi thương dân, lòng dân mongmuốn, trời ắt nghe theo”. Đạo trời thể hiện qua lòng dân, “trời thấy như dân ta thấy, trời nghe như dân ta nghe”. Bởi vậy, chính sách cai trị của nhà vua mà bạo ngược, dân oán giận thì trởi sẽ thu lại thiên mệnh, nhà vua sẽ bị mất vương vị, vương quyên, ở khía cạnh này, quan điểm thiên mệnh có ý nghĩa tích cực và là yếu tố kiềm chế quyền lực củanhà vua.
Thứ hai, quan điểm Tôn quân quyền của Nho giáo đề cao địa vị duy nhất, chí tôn và thiêng liêng của nhà vua: “Trời không có hai mặt trời, trăm họ không có hai vua thiên tử”; đề cao quyền uy tối thượng và đòi hỏi tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước tối cao vào nhà vua: “Chỉ có vua có thể ban phúc, ra uy, ban bổng lộc”.
Thứ ba, quan điểm chính danh của Nho giáo hàm chứa ba yêu cầu đối với mỗi cá nhân trong bộ máy Nhà nước: Địa vị đạt được phải chính đáng, địa vị phải tương xứng với tài đức, danh nào phận ấy. Đồng thời, quan điểm chính danh cũng xác lập trật tự trên dưới theo danh phận rất nghiêm ngặt ở cả ba cấp độ gia đình, xã hội và quốc gia.
Thứ tư, quan điểm Pháp tiên vương của Nho giáo cho rằng các bậc quân vương “nên theo phép cũ của các ông, cha mình mà ứng dụng theo thời. Dân trị, hay loạn là ở đó. Hãy theo những việc đã làm của ông cha”.Quan điểm này là lực cản làm Nhà nước phong kiến Việt Nam chậm đổi mới đường lối cai trị cho phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
Từ những nội dung và quan điểm chính trị-pháp lí cơ bản đó, về phương thức cai trị, Nho giáo chủ trương Đức trị, lấy việc tu thân, giáo hoá dân bàng lễ nhạc là chủ yếu, hình pháp chỉ là bổ trợ.
Các triều đại phong kiến Việt Nam đều xuất phát từ tư tưởng nho giáo để xây dựng các thiết chế nhà nước và pháp luật và hoạch định đường lối cai trị của mình. Dưới thời Nguyễn vua Thiệu Trị đưa ra bốn phương châm cai trị là: Kính thiên, Pháp tổ Cần chính, Ái dân.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: sự ra đời của nhà nước, nhà nước
âu lạc
0 Comments