Được hoàng đế sủng hạnh là "diễm phúc" nhưng phi tần phải tuân theo nhiều quy tắc khắt khe, trong đó không được phép phát ra bất kỳ một tiếng kêu nào lúc thị tẩm.
Hậu cung của bậc đế vương Trung Hoa thời xưa được văn nhân cổ đại miêu tả bằng cụm từ “tam cung lục viện”, “ba ngàn mỹ nữ”. Có quá nhiều phi tần nên con đường của các phi tần, mỹ nữ đến với long sàng cũng gian nan hơn bao giờ hết.
Khó là vậy nhưng các phi tần đều ra sức nỗ lực để có cơ hội trở thành mỹ nữ được hoàng đế sủng hạnh nhằm có địa vị cao hơn.
Đến đây, nhiều người nghĩ họ sẽ được hưởng cuộc sống ăn sung mặc sướng, nhưng sự thực là các phi tần trong hậu cung Trung Hoa xưa phải chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ. Ngay tới việc riêng tư như chuyện "ân ái" với nhà vua cũng buộc phải tuân thủ nhiều sự quản thúc nghiêm ngặt.
Những quy tắc nghiêm ngặt
Những ai thường xuyên theo dõi thể loại phim cung cấu chắc hẳn đã nhận ra, quy tắc thị tẩm của hoàng đế nhà Thanh thật phức tạp. Trong vô số cung tần mỹ nữ, Hoàng đế chỉ giữ lại cho mình một vài cái tên mà họ đặc biệt yêu thích. Những tên này được khắc vào tấm kim bài đặt trong một chiếc lọ lớn nằm ở phía trên long sàng. Khi nào nhà vua muốn thị tẩm thì sẽ lật thẻ bài để thái giám chuẩn bị đưa phi tần đến hầu hạ.
Những người được vua ân sủng sẽ phải tắm gội, cởi bỏ y phục và cuốn mình trong một tấm chăn lớn dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng. Phi tần, mỹ nữ phải tự mình “bò” lên long sàng và chui vào chăn, sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.
Quá trình thị tẩm của nhà vua sẽ bị quản thúc bởi Kính Sự phòng, được thái giám theo dõi, ghi chép cẩn thận.
Về thời gian giao hoan, để đảm bảo long thể cho hoàng đế, thái giám cũng được phép đứng bên ngoài réo liên tục để Hoàng đế được biết mà kết thúc công việc theo đúng quy định.
Ngoài những quy tắc trên, đối với phi tần, họ cũng phải tuân theo những quy tắc khắt khe. Bên cạnh việc tuyệt đối không được đeo trang sức khi được vua thị tẩm, trong lúc "ân ái", họ không được phép phát ra bất kỳ một tiếng kêu nào. Điều luật này vốn không được quy định trong bất kỳ văn bản luật lệ nào của Thanh triều, tuy nhiên lại được xem là quy tắc "bất thành văn" ai cũng ngầm hiểu.
Các thái giám, ngoài việc sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung để ngoài nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, còn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có.
Nếu xuất hiện thích khách hoặc chính vị phi tần đó có ý muốn sát hại hoàng đế thì tiếng ồn sẽ khiến thái giám và quân lính đứng bên ngoài không thể nắm được tình hình để cứu giá. Chính vị vậy, phi tần phải tuân theo quy tắc không được phép phát ra bất kỳ một tiếng kêu nào lúc thị tẩm.
Tuy nhiên, cũng có một cách giải thích khác cho quy tắc trên. Theo đó, nó được đặt ra không vì mục đích nào khác ngoài để giữ tôn nghiêm cho hoàng đế. Hoàng đế vì muốn giữ thể diện, không muốn bị mang tiếng là túng dục quá độ, nên buộc các phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh.
Sau khi phi tần thị tẩm xong, họ không được ở lại trong phòng cùng hoàng đế quá lâu. Chỉ có hoàng hậu mới có đặc quyền này.
Nếu vô tình hoặc cố vi phạm các quy tắc trên, phi tần sẽ bị xử lý ngay lập tức bằng nhiều hình thức như cấm túc, phạt quỳ, vả miệng, đánh gậy, hạ chức, giáng thành nô tỳ, đưa vào lãnh cung...
0 Comments