Tôn vinh Việt phục và văn hóa truyền thống
Trải qua 4 mùa tổ chức, Tóc xanh vạt áo là ngày hội nơi người tham dự có thể trải nghiệm những di sản vật chất và tinh thần của tiền nhân, học hỏi được những bài học lý thú và đầy sinh động về văn hóa cổ truyền của người Việt Nam.
Mùa thứ 4 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ 25 đơn vị làm văn hóa với hơn 30 gian hàng trải nghiệm.
NSƯT Hai Phượng tại sự kiện. Ảnh: BTC |
Lễ khai mạc ngày hội diễn ra vào sáng 24/3 với bài phát biểu của TS. Phan Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương trình hướng đến kỉ niệm 280 năm ngày Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát định chế nên chiếc áo dài ngũ thân (1744 - 2024), tiền thân của áo dài hiện đại. TS. Phan Thanh Hải nhận định: “Áo ngũ thân- tiền thân của áo dài hiện đại, được hình thành, sáng tạo bởi cư dân Đàng Trong trong quá trình Nam tiến, chiếm lĩnh đất phương Nam và hòa nhập vào cộng động Đông Nam Á. Tròn 280 năm trước, sau khi xưng vương hiệu và xây dựng Đô thành ở Phú Xuân- Huế, bên cạnh việc định ra triều phục, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định sử dụng bộ trang phục áo ngũ thân làm thường phục thống nhất cho cư dân Đàng Trong.
Sau khi thống nhất toàn vẹn đất nước từ Nam Quan đến Mũi Cà Mau, triều Nguyễn đã tiến hành thống nhất trang phục Bắc Nam nhằm thể hiện sự thống nhất về văn hóa của một quốc gia độc lập, văn minh, từ năm 1827 đến năm 1837, vua Minh Mạng đã quyết liệt thực hiện chủ trương này.
Các bạn trẻ thích thú diện áo dài. Ảnh: BTC |
Từ đầu thế kỷ XX, âu phục từng bước trở thành trang phục phổ biến trong xã hội, tuy nhiên, áo dài vẫn luôn được xem là quốc phục của người Việt Nam”.
Buổi talkshow “280 năm định chế Áo dài” cũng đón chào sự xuất hiện của nam nghệ sĩ Jun Phạm. Với tình yêu văn hóa, yêu cổ phục Việt, Jun Phạm đã dành sự trân trọng đến các dự án, thương hiệu làm văn hóa do những người trẻ thực hiện. Anh cũng xuất hiện ấn tượng trong chiếc áo ngũ thân tay chẽn thêu họa tiết quý tộc triều Nguyễn.
Sự kiện kết thúc theo truyền thống bằng đêm gala tổ chức tại Hội trường Văn Khoa. Đêm gala mở màn bằng tiết mục trình diễn cổ phục với sự góp mặt của nhiều gương mặt người mẫu - diễn viên nổi tiếng gồm Nữ diễn viên Rima Thanh Vy, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 - Xuân Hạnh, Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 - Hoàng Nhung, Hoa khôi Sông Vàm - Diễm Trinh, Á khôi Sông Vàm - Thanh Thanh, Top 10 Miss Grand Việt Nam 2023 - Hà Phương, Nữ diễn viên - Thiên Tú và BTV - MC Lan Nhi,...
Buổi talkshow “280 năm định chế Áo dài” cũng đón chào sự xuất hiện của nam nghệ sĩ Jun Phạm. Với tình yêu văn hóa, yêu cổ phục Việt, Jun Phạm đã dành sự trân trọng đến các dự án, thương hiệu làm văn hóa do những người trẻ thực hiện. Anh cũng xuất hiện ấn tượng trong chiếc áo ngũ thân tay chẽn thêu họa tiết quý tộc triều Nguyễn.
Dàn người đẹp trong Việt phục, talkshow “Góc nhìn”
Sự kiện kết thúc theo truyền thống bằng đêm gala tổ chức tại Hội trường Văn Khoa. Đêm gala mở màn bằng tiết mục trình diễn cổ phục với sự góp mặt của nhiều gương mặt người mẫu - diễn viên nổi tiếng gồm Nữ diễn viên Rima Thanh Vy, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 - Xuân Hạnh, Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 - Hoàng Nhung, Hoa khôi Sông Vàm - Diễm Trinh, Á khôi Sông Vàm - Thanh Thanh, Top 10 Miss Grand Việt Nam 2023 - Hà Phương, Nữ diễn viên - Thiên Tú và BTV - MC Lan Nhi,...
Màn trình diễn áo dài. Ảnh: BTC |
TS Phan Thanh Hải (Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế), Họa sĩ Nguyễn Đức Bình (Chủ nhiệm CLB Đình Làng Việt), nhà sản xuất Hoàng Quân (đại diện ekip ProductionQ đứng sau hiện tượng Tết Ở Làng Địa Ngục), anh Tôn Thất Minh Khôi (người sáng lập và đồng trưởng BTC ngày hội) góp mặt trong talkshow Góc nhìn.
Ê-kíp chụp ảnh sau gala. Ảnh: BTC |
Đây là cuộc chia sẻ giữa đại diện của 3 bên: người làm chính sách, người nghiên cứu chuyên môn và người làm các sản phẩm nghệ thuật. Cuộc trò chuyện đã đem đến những góc nhìn sâu sắc, toàn diện và khách quan về câu chuyện ứng dụng chất liệu văn hóa - lịch sử Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Nguồn: Saoteen.vn
0 Comments