Chắc cụm từ “antisocial” không phải là mới mẻ gì nữa ở cộng đồng gen Z chúng mình, có thể nhiều người dùng nó để chỉ những ai ghét việc giao tiếp xã hội. Đối với những người bị chẩn đoán mắc ASPD, đặc điểm trên có thể đúng với nhiều cá thể, nhưng chưa đủ. Để mô tả rõ hơn, những người mắc ASPD có xu hướng đối xử tệ bạc với người khác, thiếu sự đồng cảm, họ có thể phá vỡ các chuẩn mực đạo đức và quy tắc xã hội mà không hề cảm thấy hối hận.
Ở 1 số nguồn mình đọc, những người bị chẩn đoán mắc ASPD được gọi là các “sociopath”, thế nhưng ở một số nguồn khác, thuật ngữ “psychopath” (Nguồn VN dịch là người thái nhân cách) lại xuất hiện để đề cập đến các đối tượng này. Ban đầu mình nghĩ rằng sociopath và psychopath được sử dụng như 2 thuật ngữ tương đương, nhưng sau khi tìm hiểu thêm thì có vẻ 2 từ này mang sắc thái khác nhau, mình sẽ nói rõ hơn ở bài viết khác. Nhìn chung thì sociopath và psychopath là 2 thuật ngữ truyền miệng trên internet chứ không được sử dụng chính thức bởi các bác sĩ.
Hình ảnh mang tính chất minh họa & tham khảo. |
Sau đây là một số đặc điểm có thể xảy ra với những người mắc chứng ASPD (vui lòng không dùng để tự chẩn đoán, việc chẩn đoán chỉ được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn):
Thiếu sự đồng cảm: Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc hiểu và quan tâm tới cảm xúc, trải nghiệm của người khác. Thiếu vắng lương tâm, ít hối hận, thờ ơ và hợp lý hóa việc trộm cắp, ngược đãi, tổn thương người khác. Coi thường sự an toàn của người khác lẫn bản thân.
Có tính cách gian trá: Họ thường xuyên thao túng và lừa gạt người khác để phục vụ lợi ích bản thân, hoặc nhiều khi nói dối không vì mục đích gì (nói dối bệnh lý - pathological lies).
Có nhiều hành vi bốc đồng: Họ có thể hành động bốc đồng mà không xem xét hậu quả. Điều này có thể dẫn đến các hành vi liều lĩnh, chẳng hạn như lạm dụng chất gây nghiện hoặc các hoạt động xem thường luật pháp.
Thiếu sự đồng cảm: Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc hiểu và quan tâm tới cảm xúc, trải nghiệm của người khác. Thiếu vắng lương tâm, ít hối hận, thờ ơ và hợp lý hóa việc trộm cắp, ngược đãi, tổn thương người khác. Coi thường sự an toàn của người khác lẫn bản thân.
Có tính cách gian trá: Họ thường xuyên thao túng và lừa gạt người khác để phục vụ lợi ích bản thân, hoặc nhiều khi nói dối không vì mục đích gì (nói dối bệnh lý - pathological lies).
Có nhiều hành vi bốc đồng: Họ có thể hành động bốc đồng mà không xem xét hậu quả. Điều này có thể dẫn đến các hành vi liều lĩnh, chẳng hạn như lạm dụng chất gây nghiện hoặc các hoạt động xem thường luật pháp.
Hình ảnh mang tính chất minh hoạ của sự hung hăng. |
Tính hung hăng: Họ có thể có tiền sử bạo lực, hung hăng và cáu kỉnh. Sự tức giận của họ có thể dữ dội và khó kiểm soát.
Khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ dài hạn: Do xu hướng thiếu đồng cảm và gian trá với người khác nên họ khó có khả năng thiết lập các kết nối cảm xúc một cách thành thật. Có thể có tiền sử tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp
Khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ dài hạn: Do xu hướng thiếu đồng cảm và gian trá với người khác nên họ khó có khả năng thiết lập các kết nối cảm xúc một cách thành thật. Có thể có tiền sử tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp
Tuy chưa được rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng ASPD có thể phát triển dưới sự kết hợp của yếu tố di truyền (gen và nhiễm sắc thể), yếu tố thần kinh (cấu trúc não và sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin), yếu tố môi trường và xã hội (sang chấn tâm lý hồi nhỏ hoặc lớn lên trong môi trường nơi hành vi phạm tội và sự coi thường chuẩn mực xã hội được bình thường hóa).
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai có những đặc điểm và nguyên nhân trên cũng sẽ mắc ASPD. Có rất nhiều người có một tuổi thơ dữ dội nhưng vẫn trở thành một người thành công và hạnh phúc khi trưởng thành. Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn quen cảm thấy cuộc sống mình gặp khó khăn, khổ sở khi gặp phải các đặc điểm hoặc hành vi giống ASPD nêu trên, xin hãy đến các trung tâm tâm lý có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị một cách lành mạnh nhé. Để một người có thể được chẩn đoán mắc ASPD thì người đó phải trên 18 tuổi nha.
Nguồn: Saoteen.vn
0 Comments